Các nhà khoa học cho biết ‘miếng dán’ vắc-xin hiệu quả hơn tiêm
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã chế tạo ra một miếng dán vắc-xin có khả năng bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm cao hơn so với dạng tiêm truyền thống.
Miếng dán có kích cỡ nhở hơn đầu ngón tay, được in bằng máy in 3D. Mỗi miếng dán có chứa nhiều “vi kim” siêu nhỏ có thể dán trực tiếp lên da.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong một tuyên bố, thử nghiệm cho thấy miếng dán sinh phản ứng miễn dịch cao gập 10 lần so với vắc-xin được tiêm vào bắp tay, và cao gấp 50 lần so với vắc-xin tiêm dưới da.
Các thử nghiệm được thực hiện trên chuột, và có kế hoạch mở rộng sang người.
Kết quả gần đây đã được mô tả trong một nghiên cứu công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS). Tác giả chính của nghiên cứu là các nhà khoa học từ Đại học Stanford và Đại học Bắc Carolina (UNC) tại Chapel Hill.
Các nhà nghiên cứu cho biết miếng dán mang lại hiệu quả cao hơn là bởi nó giải phóng trực tiếp các chất vào da, nơi chứa đầu các tế bào miễn dịch là mục tiêu của vắc-xin.
Các nhà khoa học cho biết, miếng dán vắc-xin ngoài việc có khả năng bảo vệ tốt hơn, nó còn có một số ưu điểm khác so với các dạng tiêm truyền thống. Miếng dán không gây ra đâu đớn, không cần bảo quản lạnh và có thể tự sử dụng.
Đại dịch Covid-19 đã chứng minh tầm quan trọng của vắc-xin như một cách để kiểm soát vi rút trên quy mô lớn. Nhưng có những rào cản khiến một số nơi không thể tiến hành tiêm vắc-xin. Một trong số đó là vắc-xin cần phải bảo quản trong kho lạnh. Một vấn đề khác là người dân ở nhiều nơi trên thế giới có thể gặp khó khan trong việc di chuyển đến điểm tiêm vắc-xin.
Các nhà nghiên cứu hiện phát triển miếng dán vắc-xin cho biết, họ hy vọng một ngày náo đó phương pháp này sẽ giúp giải quyết những vấn đề đó và tăng khả năng tiếp cận vắc-xin cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Và vì cách thức hoạt động của miếng dán nên lượng vắc-xin được sử dụng cũng có thể ít hơn.
Shaomin Tian là nhà nghiên cứu tại Khoa Miễn dịch và Vi trùng thuộc Trường Y Đại học Bắc Carolina. Bà là trưởng nhóm nghiên cứu. Bà cho biết trong một tuyên bố rằng nhóm nghiên cứu đã có thể vượt qua những khó khan trong khâu sản xuất từng kìm hãm những nổ lực trước đây để tạo ra một miếng dán vắc-xin hiệu quả sử dụng vi kim.
Bà Tian cho biết một vấn đề của các phương pháp trước đây là việc giảm độ sắc nét của kim từ quá trình sản xuất hàng loạt sử dụng khuôn.
Nhưng phương pháp mới của các nhà nghiên cứu đã cho phép họ in 3D trực tiếp các miếng dán. “Điều này giúp chúng tôi có thể tạo ra những vi kim tốt nhất cả về mặt hiệu quả và chi phí,” bà Tian nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang tiếp tục làm việc để phát triển miếng dán vi kim của các loại vắc-xin Covid-19 hiện tại – chẳng hạn như vắc-xin Pfizer và Moderna – để đưa vào thử nghiệm trong tương lai. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho các loại vắc-xin phòng bệnh khác.
Các nghiên cứu khác về việc sử dụng miếng dán vắc-xin đã được thực hiện. Năm ngoái, các nhà khoa học từ Đại học Pitsburgh thông báo họ đã phát triển một loại vắc-xin Covid-19 có thể được đưa vào da thông qua một miếng dán gồm 400 vi kim.
Và ở Úc, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland hồi tháng 6 báo cáo rằng họ đã chế tạo ra một miếng dán vắc-xin với hiệu quả “cực kỳ rõ rệt” trong các thử nghiệm trên chuột. Các nhà khoa học cho biết miếng dán sinh “phản ứng miễn dịch chống lại Covid-19 mạnh hơn và cao hơn nhiều” so với các phương pháp tiếm vắc-xin truyền thống.
Theo VOA