TIN NỔI BẬT

  • Sắp có đại dịch sức khỏe tâm thần - đây là cách chuẩn bị

    Từ ngân sách đến lợi ích – đã đến lúc lên kế hoạch trước như thế nào đối với một cơn sóng thần về những lo ngại về sức khỏe tâm thần.

    Bạn là một nhà lãnh đạo giỏi - hay một người tuyệt vời?

    Điều gì định nghĩa một nhà lãnh đạo giỏi? Sức mạnh của cá tính? Một tài năng thuyết phục? Hiểu biết về văn hóa và các giá trị? Đối với Sharon Robinson, giám đốc nhân sự tại Nova Scotia, tất cả đều nằm trong tầm nhìn.

    6 đặc điểm của tổ chức có trải nghiệm nhân viên tuyệt vời

    Trải nghiệm Nhân viên là một khái niệm phức tạp đang được xem là ưu tiên của các nhà lãnh đạo trong thời gian gần đây, và chính điều này tạo nên một “Sự không chắc chắn”: sự không chắc chắn về định nghĩa, về vai trò giữa các lãnh đạo cấp cao — nhân sự hay cách khác — về những việc cần làm để thúc đẩy sự gắn kết, năng suất và hiệu suất cao hơn, và cuối cùng tạo ra những kết quả tuyệt vời thông qua một lực lượng lao động được trao quyền.

    Môi trường làm việc lý tưởng được tạo nên bởi các yếu tố nào?

    Tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên của bạn là điều rất quan trọng để đạt được thành công, cho dù bạn đang quản lý một nhóm từ xa hay văn phòng cố định.

    Bạn có phải là nhà quản lý có tư duy mở?

    Dẫn đầu xu thế Tư duy mở không có nghĩa là cả tin, mềm yếu hay thiếu chính kiến. Nó có nghĩa là sẵn sàng lắng nghe và xem xét các quan điểm đối lập và khác biệt. Khi nghĩ về nhà quản lý hiệu quả, chúng ta thường liên tưởng đến hình ảnh của một cá nhân tự tin, đảm đang, quyết đoán, không ngại đưa ra quyết định và định hướng cho đội nhóm.

    Những sai lầm dễ mắc phải trong quy trình tuyển dụng nhân sự

    Tuyển dụng nhân sự không đơn giản chỉ là nhận hồ sơ, hẹn lịch phỏng vấn và chọn ra ứng viên xuất sắc nhất cho công ty. Quy trình tuyển dụng nhân sự đòi hỏi nhà tuyển dụng phải là người có tâm huyết, kinh nghiệm, sự chuẩn bị để chắc rằng quy trình tuyển dụng không gặp bất kỳ sai lầm nào. Tuy nhiên, có những sai lầm tưởng như nhỏ nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn mắc phải.

    5 bài học để đời về thành công của Jeff Bezos sau 27 năm gắn bó với Amazon

    “Tôi nghĩ tôi sẽ không hối hận về những gì mình đã cố gắng làm mà lại thất bại. Và tôi cho là tôi sẽ luôn bị ám ảnh nếu quyết định không làm gì cả”, người giàu nhất thế giới nói vào năm 2018. Vì vậy, ông đã chọn con đường kém an toàn hơn là theo đuổi niềm đam mê của mình và cảm thấy tự hào về nó.

    Thu thập đúng cách phản hồi của khách hàng

    Hiện nay, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lực hơn. Họ muốn chủ động đưa ra những ý kiến phản hồi, cải tiến hay thay đổi sản phẩm theo sự hiểu biết hay ý muốn của mình trong quá trình tương tác với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp lại không tận dụng hết những lợi ích từ phản hồi của khách hàng, thậm chí không tìm hiểu phản hồi của khách hàng thông qua các điểm tương tác với họ. Theo Emily Carrion, Giám đốc tiếp thị của Apptentive, một công ty cung cấp phần mềm gắn kết khách hàng, chuyên giúp các doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa với khách hàng, điều này là một sự mất mát lớn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Để tìm hiểu nhận thức của khách hàng và các công ty về thực tế đưa ra và nhận phản hồi, Apptentive đã hợp tác với SurveyMonkey thực hiện hai cuộc khảo sát với 1.000 người tiêu dùng Mỹ ở độ tuổi 18 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy, khoảng 51% khách hàng mong đợi các công ty trực tiếp tìm hiểu phản hồi của họ. Xem thêm: Những sai lầm khi thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng Trong số những khách hàng có sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh, 64% muốn đưa ra phản hồi qua ứng dụng và mong muốn các công ty đưa ra yêu cầu này trực tiếp cho họ. Trong khi đó, khoảng 30% các công ty không bao giờ yêu cầu khách hàng đưa ra các phản hồi. Người tiêu dùng đưa ra phản hồi vì họ muốn được trở thành một phần của quá trình thiết kế, sản xuất, kinh doanh và phân phối những sản phẩm, nhãn hiệu mà họ yêu thích. Theo Carrion, người tiêu dùng thường mong đợi doanh nghiệp sẽ đưa ra cho họ những câu hỏi cụ thể sau đây: Bạn hãy nêu ra những tính năng nổi bật hiện tại và tính năng mới của sản phẩm mà bạn cảm thấy ấn tượng. Theo bạn, chúng tôi có thể làm gì để cải tiến sản phẩm hay dịch vụ? Bạn nghĩ rằng sản phẩm của chúng tôi đang thiếu những tính năng nào? Những tính năng nào đang thừa? Chúng tôi nên làm gì để cải thiện trải nghiệm của người sử dụng? Những câu hỏi chung chung như “Bạn đánh giá thế nào về sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?” sẽ không có tác dụng. Đưa ra những câu hỏi cụ thể, doanh nghiệp mới có thể thu thập được những phản hồi có giá trị từ khách hàng, từ đó vạch ra được một kế hoạch đáp ứng chính xác những nhu cầu của họ. Theo Carrion, bằng cách tìm hiểu phản hồi của khách hàng và tạo ra cho họ những trải nghiệm tốt hơn, doanh nghiệp sẽ chiếm được lòng trung thành của họ. Thực tế cho thấy, nếu khách hàng biết rằng doanh nghiệp có áp dụng các phản hồi, khuyến nghị do họ đưa ra thì 97% sẽ trở nên trung thành với doanh nghiệp. Việc triển khai các ý tưởng do khách hàng đóng góp không chỉ giúp doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm dành cho họ mà còn là cơ sở để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm và dịch vụ “lấy khách hàng làm trọng tâm”, từ đó phục vụ nhu cầu của họ tốt hơn. Carrion đưa ra những lời khuyên giúp doanh nghiệp thu thập được nhiều phản hồi hơn từ khách hàng và củng cố lòng trung thành của họ: 1. Chủ động yêu cầu khách hàng đưa ra phản hồi Đa số người tiêu dùng muốn doanh nghiệp trực tiếp yêu cầu họ đưa ra phản hồi. Thay vì thụ động chờ khách hàng đưa ra phản hồi, doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu những ý kiến đóng góp của họ, sử dụng cách gửi ra các lời nhắc nhở từ các ứng dụng dành cho điện thoại di động hoặc yêu cầu khách hàng trả lời bảng câu hỏi khảo sát sau khi họ đã được tham gia đánh giá xếp hạng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Xem thêm: Xử lý than phiền của khách hàng trên truyền thông xã hội Thực tế cho thấy, lý do hàng đầu khiến khách không tham gia các cuộc khảo sát là chúng lấy đi của họ quá nhiều thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp nên làm cho việc tham gia khảo sát dễ dàng và thu hút khách hàng hơn bằng cách đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, cô đọng và trực tiếp. 2. Hỏi đúng lúc, đúng nơi Mục đích là tránh làm cho khách hàng cảm thấy phiền toái hay bị gián đoạn công việc khi trả lời các câu hỏi khảo sát. Hãy để cho khách hàng hoàn tất các công việc theo dự định ban đầu của họ trước khi yêu cầu họ đưa ra các phản hồi. Chẳng hạn, nên chờ cho khách hàng hoàn thành việc mua hàng rồi mới đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chứ không nên chen ngang trong quá trình họ đang mua hàng. Đảm bảo rằng khách hàng đã có đủ trải nghiệm về sản phẩm hay dịch của doanh nghiệp trước khi yêu cầu họ đưa ra phản hồi. Khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp lần đầu tiên thường sẽ không có được những hiểu biết sâu về chúng như những khách hàng thường xuyên. Cần phải tôn trọng khách hàng và không nên yêu cầu họ tham gia khảo sát nhiều lần trong một thời gian ngắn, nhất là khi khách hàng đã từ chối một lần. 3. Phản hồi những khách hàng đã tham gia khảo sát Việc không đưa ra phản hồi cho khách hàng thể hiện doanh nghiệp thật sự không quan tâm đến họ và điều này sẽ làm suy giảm lòng trung thành của khách hàng. Khoảng 55% khách hàng tham gia khảo sát qua các ứng dụng dành cho điện thoại cho biết họ có thể sẽ không mua bán gì với doanh nghiệp nữa nếu phản hồi của họ không được doanh nghiệp quan tâm. Xem thêm: Khách hàng xứng đáng được phản hồi riêng trên mạng xã hội Tuy nhiên, trên thực tế 67% số người tham gia khảo sát qua ứng dụng dành cho điện thoại lại chưa bao giờ nhận được phản hồi từ doanh nghiệp. Carrion khuyên doanh nghiệp nên làm cho khách hàng cảm thấy rằng ý kiến của họ luôn được lắng nghe và cách tốt nhất để chứng minh điều này là thực hiện một số thay đổi từ chính những lời góp ý, phản hồi của khách hàng. Khảo sát của Apptentive, khách hàng cũng cho biết họ đánh giá rất cao việc doanh nghiệp gửi cho họ những thông điệp phản hồi mang tính cá nhân cao và tạo điều kiện để họ trao đổi với doanh nghiệp về những ý kiến mà họ đã đưa ra.

    7 điểm mấu chốt trong việc lập kế hoạch kế thừa

    Bất kể quy mô doanh nghiệp bạn như thế nào, bạn không thể điều hành chúng nếu không có những người tài năng sẵn sàng nhận chuyển giao các vị trí chủ chốt khi những người làm việc hiện tại rời đi. Ngay cả những công ty thành công nhất cũng khó có thể vượt qua nếu họ không có sẵn một kế hoạch kế thừa (succession plan) vững chắc.

    Doanh nghiệp Nhật yêu cầu cao hơn khi tuyển dụng nhân sự

    Yêu cầu cao về kỹ năng ngoại ngữ này khiến các du học sinh hoặc tu nghiệp sinh từ Nhật trở về sẽ gặp khó khăn trong việc ứng tuyển. Họ gặp cạnh tranh gay gắt khi giờ đây doanh nghiệp yêu cầu ứng viên cần phải biết thêm tiếng Anh hoặc tiếng Trung và tiếng Hàn.

    Thung lũng Silicon sẽ rất khác sau đại dịch COVID-19

    Các công ty và người lao động bắt đầu tính đến loại văn phòng họ muốn sau hơn một năm làm việc tại nhà. Ngành công nghiệp công nghệ và các công ty lớn nhất của nó đang nổi lên như những người đi trước trên "mặt trận" đó, đã đi tiên phong trong một số khía cạnh của văn hóa công sở hiện đại trong nhiều năm trước khi thiết lập chuyển sang chế độ làm việc từ xa khi đại dịch bắt đầu.

    Nhân lực 4.0: "Đừng quản lý, hãy khai vấn"

    Nếu như quy trình tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn, nhằm thỏa mãn được những yêu cầu và mục tiêu dài hạn thì làm thế nào để giữ chân nhân tài là bài toán khó cần giải của mọi tổ chức.

    Làm gì khi nhà tuyển dụng không liên hệ lại bạn sau phỏng vấn?

    Sau phỏng vấn nhà tuyển dụng "im hơi lặng tiếng", liệu họ "quên" mất bạn hay đang thử thách bạn? Nên làm gì khi nhà tuyển dụng không trả lời sau phỏng vấn

    4 bí quyết bảo vệ thương hiệu của Disney

    Khán giả sẽ không bao giờ thấy Disney dùng các nhân vật nổi tiếng trong phim cho người lớn để quảng cáo, vì đối tượng của họ chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên.

    Tại sao các công ty startup nên ưu ái cây viết và giấy?

    Bạn có thể phải suy nghĩ lại trước khi từ bỏ hẳn cây viết và sổ tay. Hiện nay, khi tham dự một cuộc họp hoặc những cuộc gặp mặt liên quan đến kinh doanh, chúng ta có thể thấy dường như mọi người chỉ sử dụng các công cụ điện tử – điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop để ghi chú.

Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"