Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện tượng đô thị hóa trong thế giới phát triển nhanh là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, khiến cho nhà ở bình dân, nhà giá rẻ luôn là vấn đề nan giải tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và điển hình trong đó là TP.HCM.
86% người được khảo sát tại Việt Nam cho biết họ cực kỳ hoặc rất coi trọng lợi ích của không gian làm việc chia sẻ đối với việc mở rộng kinh doanh của họ.
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhanh chóng chuyển sang các phương thức tuyển dụng trực tuyến sau khi những nghị định liên quan đến việc ngăn chặn COVID-19 được ban hành.
Ảnh hưởng của dịch bệnh, các khách sạn 5 sao đang tìm đủ mọi cách để duy trì hoạt động từ bán đồ ăn mang về, dạy làm bánh thậm chí cho thuê theo giờ.
Các hãng công nghệ nhìn nhận thị trường đang diễn biến theo chiều hướng rất đặc biệt. Thông thường, nửa đầu năm, tiêu thụ máy tính các loại thường ì ạch bởi không phải mùa cao điểm. Hơn nữa, sức mua máy tính vài năm gần đây cũng tăng chậm do đã bão hòa. Bởi vậy, các hãng và đại lý thường xuyên phải giảm giá mẫu cũ để đẩy hàng đi. Trong khi đó, tiêu thụ máy tính toàn thị trường từ đầu năm 2020 đến nay lại tăng đột biến. Cụ thể, năm 2020, tiêu thụ máy tính xách tay toàn thị trường đạt 830.000 chiếc, tăng khá cao so với trước đó. Còn 5 tháng đầu năm 2021, cả nước tiêu thụ đến 400.000 laptop các loại và dự kiến cả năm 2021 sẽ là 1,3 triệu chiếc.
Ngược dòng tàn phá của dịch Covid-19, mua sắm trực tuyến đã ghi nhận những con số tăng trưởng bùng nổ trong năm 2020 và cả những tháng đầu năm 2021. Cùng với đó là xu hướng mới trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng khi thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến.
Theo Savills, với đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, một vài mặt bằng cho thuê tại TP HCM dù đã dựng vách thi công vẫn chấp nhận chịu lỗ, trả lại không thuê. Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng nhà phố cho thuê tăng trưởng chậm lại. Nhà phố căn góc ở những tuyến đường có lượng giao thông cao được thuê tốt hơn, còn lại đều bị ảnh hưởng. Một số chủ nhà đã phải hỗ trợ giảm 20 - 40% giá thuê nhằm giữ được hợp đồng thuê.
TP HCM đang thực hiện giãn cách xã hội, quán xá, cửa hàng đóng cửa để phòng chống dịch, nhiều nơi bị phong tỏa, không ít người mất việc, giảm thu nhập nhưng những người giao hàng (shipper), bán hàng online lại đang tất bật "lên đơn".
Tổ chức Lao động Quốc tế đánh giá, cuộc khủng hoảng thị trường lao động do dịch Covid-19 tạo ra còn lâu nữa mới kết thúc, tăng trưởng việc làm sẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt hại ít nhất là đến năm 2023…
Các chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân có thể dẫn đến cú sốc lạm phát hậu đại dịch Covid-19. Điều đó sẽ làm giá tăng vọt trong năm 2021.
Theo các chuyên gia bán lẻ, nguyên nhân khiến nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có dấu hiệu tăng giá là do điện, xăng và thức ăn chăn nuôi bắt đầu tăng giá. Báo cáo về chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân 4 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 0,89% so với cùng kỳ 2020, nguyên nhân chủ yếu là giá gạo, thực phẩm, xăng dầu tăng.
Hành khách chỉ phải trả phí sân bay, phí soi chiếu an ninh sau khi khởi hành, do đó phải được hoàn lại các loại phí này dù mua bất kỳ loại vé máy bay nào.
Chỉ mới cách đây 2 tuần, các doanh nghiệp lữ hành vẫn còn tất bật chuẩn lên phương án quảng bá tour mùa hè. Còn bây giờ, họ lại vất vả đàm phán với đối tác và khách hàng để bảo lưu dịch vụ...
Nếu như thị trường căn hộ TP HCM trong vài năm gần đây có xu hướng phát triển ra khu vực ngoài trung tâm, các địa phương vùng ven thì giờ đây, phân khúc văn phòng cũng ghi nhận diễn biến tương tự. Theo Savills Việt Nam, trong quý đầu năm, tổng nguồn cung văn phòng ở TP HCM đạt gần 2,4 triệu m2, tăng 11% cùng kỳ năm trước, chủ yếu là văn phòng trung cấp và bình dân. Xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm vẫn tiếp tục tăng khi 42.300 m2 nguồn cung mới đều tập trung tại đây, trong đó 55% là các quận ngoại thành, Gò Vấp và Thủ Đức. Nguồn cung tiếp tục dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm trong bối cảnh khu vực trung tâm có giá thuê cao và diện tích trống ngày càng thấp.
Những người mua hàng thuộc thế hệ Millennials (88%) và Gen X (79%) là những người dùng chủ yếu đặt hàng di động. Tuy nhiên, gần một nửa số người mua hàng thuộc thế hệ Boomers (những người sinh ra trong 2 thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ 2) (47%) cũng dùng phương thức này, và 74% trong số họ có thể sẽ tiếp tục sử dụng hình thức đặt hàng này trong tương lai.