"Cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần II, năm 2020” quy tụ 14 sản phẩm gạo ở hai chủng loại gạo thơm và gạo nếp của nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất lúa gạo hàng đầu tại Việt Nam.
Trong 10 tháng năm 2020, mặc dù tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của TPHCM giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng TPHCM hiện đang dẫn đầu cả nước về số dự án đầu tư mới, với 776 dự án.
Ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết, EVFTA là một nhân tố quan trọng, song không phải là duy nhất khiến nhà đầu tư EU quan tâm đến Việt Nam.
Bên cạnh đầu tư vào lĩnh vực truyền thống như năng lượng, doanh nghiệp Mỹ mở rộng quan tâm đầu tư sang 5-6 lĩnh vực hấp dẫn khác ở Việt Nam.
Sau 10 tháng, cả nước đã có 5 nhóm hàng hóa đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỉ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều cho thấy những dấu hiệu phục hồi khá tốt ở cả chiều đi và về của hàng hóa.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ của những nền kinh tế lớn và phát triển năng động nhất trên thế giới với những tuyến đường biển thông thương huyết mạch vô cùng quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết trên toàn cầu. Đây là khu vực có hơn một nửa trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự báo sẽ chiếm tỷ trọng gần 70% GDP toàn cầu vào năm 2050. Đây cũng là khu vực có những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Tổng kim ngạch thương mại giữa Hoa Kỳ khu vực này đạt mức hơn 1.400 tỷ USD mỗi năm.
Việt Nam là một trong số các điểm dừng chân của ông Pompeo trong chuyến công du một loạt quốc gia châu Á. Trước đó, ông đã dự Đối thoại Chiến lược Mỹ - Ấn Độ ở New Delhi, thăm Sri Lanka, Indonesia.
Trước tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, các lĩnh vực của nền kinh tế đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, sản xuất công nghiệp tháng 10/2020 tiếp tục khởi sắc, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 8.3% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10 của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước đạt 26,7 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước nhưng tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 10 tháng, giá trị xuất khẩu ước đạt gần 229,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ và có 31 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD, 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Các doanh nghiệp Ấn Độ được mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến-chế tạo, các ngành công nghiệp hỗ trợ, ô tô,…
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, đặc biệt ở thị trường quốc tế. Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm phát triển bền vững và gia tăng giá trị cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Ban Quản lý các dự án đường thủy vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam (dự án SWLC) với tổng mức đầu tư dự kiến 5.702 tỷ đồng. Đây là một trong những khoản đầu tư phát triển hệ thống đường thủy nội địa lớn nhất từ trước đến nay.
Trong 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập đạt 11,9 triệu USD, chiếm 2,29% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và chỉ đứng sau thị trường Israel trong khu vực Trung Đông-châu Phi.