Có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2/2013 với cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay Starbucks đã có 34 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 3/2, Starbucks sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Đà Nẵng nhân kỷ niệm 5 năm có mặt tại thị trường Việt Nam.
Tại cuộc hội thảo về bán lẻ hiện đại được tổ chức vào tháng 12 vừa qua ở Hà Nội, các chuyên gia đã nhận định rằng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa là một trong những xu hướng nổi bật nhất của thị trường bán lẻ năm 2017. Và trong năm 2018 này, khi nhà bán lẻ phát triển các chiến lược nhắm vào khách hàng, mức độ cạnh tranh càng thêm quyết liệt.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang phát triển mạnh và dự báo sẽ có sự bứt phá trong thời gian tới, đem lại nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư phát triển mặt bằng cho thuê.
Thị trường bán lẻ năm 2017 đã tăng trưởng mạnh mẽ trên các phân khúc và các loại hình. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam (AVR), cho rằng, các nhà bán lẻ nội đã nỗ lực và không hề thua kém trong cuộc đua thị phần hiện nay.
Tổng Giám đốc Công ty Jollibee Foods (JFC), Ernesto Tanmantiong, chia sẻ với báo chí: "Việt Nam là nơi có mạng Jollibee lớn nhất sau Philippines, và sẽ luôn giữ một vị trí đặc biệt trong sự phát triển của Jollibee. "Từ những khởi đầu khiêm tốn của chúng tôi như là một tiệm kem ở Philippines, nó mang lại cho chúng tôi niềm vui khi ngày càng có nhiều người yêu mến Jollibee, giúp chúng tôi phát triển để trở thành một trong những công ty dịch vụ ăn uống lớn nhất toàn cầu".
Thông báo của GS Retail Co. cho biết hai cửa hàng GS25 sẽ lần lượt được mở tại Thành phố Hồ Chí Minh vào các ngày 19 và 23/1. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng này cũng có kế hoạch nâng số cửa hàng hoạt động tại Việt Nam lên con số 2.000 trong vòng 10 năm tới.
Thị trường bán lẻ đã có một năm đầy sôi động khi đón chào nhiều thương hiệu quốc tế đổ bộ vào Việt Nam như thời trang có Zara, H&M và sắp tới có thể là thương hiệu thời trang nổi tiếng Nhật Uniqlo, lĩnh vực F&B có các thương hiệu PastaMania (Singapore), Hokkaido Baked Cheese Tart (Nhật)... Điều này mang lại niềm vui cho một số chuỗi trung tâm thương mại, mà sự kiện EIO trị giá 740 triệu USD của Vincom Retail đã phản ánh phần nào sự quan tâm rất lớn của giới đầu tư vào thị trường bán lẻ hiện nay.
Ngoài phát triển quy mô, VinMart và VinMart+ nâng cao dịch vụ với quy trình kiểm soát chất lượng và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa chặt chẽ.
Thị trường bán lẻ đang diễn ra cuộc đua tăng trưởng mới với sự xuất hiện của hàng loạt cửa hàng tiện ích trên toàn quốc. Năm 2017, tổng doanh thu bán lẻ và dịch vụ hàng hóa đạt 3,9 triệu tỷ đồng (ước tính đạt 169 tỷ USD), trong đó riêng bán lẻ đạt 130 tỷ USD và được dự báo sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2018.
Trong kỷ nguyên số với sự bùng nổ của mua sắm trực tuyến, để thu hút khách hàng tới cửa hàng, nhiều hãng bán lẻ tìm cách mang lại cho họ những trải nghiệm khó thấy ở nơi khác.
Sau 4 tháng lập liên doanh với đối tác GS Retail của Hàn Quốc, Tập đoàn Sơn Kim đã hoàn tất công tác chuẩn bị để mở cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu GS25 đầu tiên tại Việt Nam.
Quán ăn Hẻm 12 đã chọn lựa nhiều món ngon đường phố có tiếng lâu năm tại TP.HCM đưa vào thực đơn như: bột chiên, bánh bèo, bánh cuốn.
Trong đó phân kỳ các giai đoạn để triển khai thực hiện và lưu ý đề án phải đạt được một số mục tiêu gồm giữ vững bản chất của Saigon Coop; giữ vững được thị trường bán lẻ; dự báo được chiến lược của các đối thủ trong ngành bán lẻ; nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại; phải có chiến lược hậu mãi tốt.
Nhượng quyền thương hiệu vẫn chưa phát triển tại VN. Đến thời điểm hiện tại, các thương hiệu VN đã, đang hoặc có ý định áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền chỉ mới nổi lên với một số như trà sữa Hoa Hướng Dương, cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Highlands Coffee, cà phê Milano, cà phê Napoli, bánh mì Tuấn mập...
Hiện tỷ lệ bán buôn và bán lẻ Việt Nam chiếm tới 14% GDP cả nước. Bán lẻ cũng thuộc 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.