Tại Việt Nam, Ringer Hut chưa từng xuất hiện nhưng chuỗi nhà hàng này rất nổi tiếng ở Nhật, có 55 năm làm dịch vụ ăn uống, với trên 750 cửa hàng và chuyên về món Nagasaki Champon, Nagasaki Saraudon. Thực tế, chuỗi nhà hàng Ringer Hut đã thông qua nhượng quyền mà mở rộng hoạt động ra nước ngoài, hiện diện tại Đài Loan, San Jose, California (Mỹ)... Nếu tính thêm nhà hàng Ringer Hut Việt Nam sắp mở, đây sẽ là nhà hàng thứ 15 của Ringer Hut ở nước ngoài.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam mở ra như "nấm sau mưa” nhưng cũng không ít thương hiệu buộc phải đóng cửa hoặc ngưng đầu tư thêm.
Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã cấp phép nhượng quyền cho 7 công ty nước ngoài vào Việt Nam. Không chỉ vậy, ngày càng nhiều các thương hiệu từ khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Theo kế hoạch phát triển trong năm 2018, Liên hiệp HTX thương mại TPHCM (Saigon Co.op) sẽ mở thêm 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, ông Nguyễn Thành Nhân, Tổng giám đốc của Saigon Co.op cho biết tại hội nghị tổng kết năm 2017 và định hướng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2018 của đơn vị này sáng 5-4.
Tập đoàn AEON (Nhật) vừa động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông. Đây là trung tâm thương mại thứ 5 của Aeon tại Việt Nam, có tổng diện tích khoảng 98.000m2, với khoản đầu tư lên tới 200 triệu USD, tương đương 4.500 tỉ đồng, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019. Cho đến thời điểm hiện tại, Aeon đã rót khoảng 600 triệu USD cho 5 trung tâm này. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra, tập đoàn này mới chỉ đi được 1/4 chặng đường trong mục tiêu thành lập tổng số 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2020.
Tính riêng năm 2017, có 31 công ty nước ngoài đăng ký franchise ở Việt Nam. Các công ty này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản trong lĩnh vực F&B, giáo dục, hàng tiêu dùng… với các tên tuổi như Costa International Limited (Anh) kinh doanh chuỗi cà phê Costa; ITX MERKEN, B.V (Hà Lan) với chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo, giày dép và phụ kiện gắn với nhãn hiệu Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti; Youhong Foods Co kinh doanh trà sữa gắn nhãn hiệu One Zo; Tokyo Food Corporation (Nhật Bản) bánh xèo Nhật Bản và các món ăn Nhật khác gắn với các nhãn hiệu Botejyu, Basta Hiro…
Trong những năm tới, thị trường bán lẻ Hà Nội có khả năng sẽ đi theo xu hướng mở rộng của các khu dân cư này và sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Khu vực phía Nam, Tây Nam và phía Nam với đường Vành đai 3 và 2 tuyến đường sắt trên cao được trông đợi sẽ trở thành điểm nóng với gần 375.000 m2 sẽ được ra mắt trong 3 năm tới. Một số dự án nổi bật là Aeon Mall Hà Đông, các trung tâm thương mại của Vincom và FLC.
Bước chân đầu tiên ra khỏi biên giới Hàn, họ đã đến Việt Nam với hy vọng tái hiện lại bước đột phá như đã làm tại xứ sở kim chi. Sau cửa hàng đầu tiên khai trương, GS25 hy vọng sẽ có lợi nhuận sau 3 năm đầu tư. Nếu thành công tại Việt Nam, người Hàn sẽ tiếp tục mang GS25 đến những nước khác trong khu vực. Điều gì đã khiến GS25 đặt nhiều hy vọng tại Việt Nam đến vậy?
VinaCapital vừa đầu tư 32,5 triệu đô la Mỹ vào Ba Huân; Kido có kế hoạch hợp tác với đối tác Thái Lan sản xuất trà sữa đóng chai, nước uống thảo dược; nhà bán lẻ Hàn Quốc GS 25 thì mở chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/7 với sự tự tin sẽ thu hút được người tiêu dùng nhờ thức ăn tươi (fresh food)..
Thống kê mới nhất từ CBRE Việt Nam cho thấy, với dân số hơn 90 triệu người, trong đó có tới 40% dưới 25 tuổi và hơn 45% có độ tuổi 25 - 54, Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất khu vực. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 30% mỗi hai năm của thu nhập bình quân đầu người (GSO, 2016), dự kiến tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ lên tới con số 33 triệu người vào năm 2020 (BCG, 2013).
“Bốn năm năm nay, đại diện Walmart đều gặp tôi nói chuyện thị trường Việt Nam. Họ vẫn luôn dòm ngó thị trường mình nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn chỉ dừng ở việc mua hàng, không hơn. Chỉ khi nào các quy định pháp luật thực sự minh bạch, việc thực thi rõ ràng thì các ông lớn như Walmart hay Tesco mới dám bước vô thị trường bán lẻ Việt Nam”, bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia nhượng quyền và bán lẻ quốc tế, chia sẻ khi được hỏi về tương lai gần của thị trường bán lẻ sau khi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018, văn bản được đánh giá là có nhiều thay đổi về điều kiện mở điểm bán lẻ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Bảng xếp hạng FAST500 vừa được công bố, bán lẻ là một trong những ngành có tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở thị trường Việt Nam. Trong 3 năm, từ 2013-2016, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ là 63,7%. Trong năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm trước đó.
Chuỗi GS25 đứng thứ nhất tại Hàn Quốc với hơn 12.000 cửa hàng. Người đứng đầu chuỗi này tự tin không chỉ là đứng vững mà sẽ trở thành số một tại Việt Nam trong ba năm tới
Trong danh mục các mặt hàng mà 2 Tập đoàn K-holdings và Coupang có nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam, có nhiều cơ hội để các doanh nghiệp nông sản trong nước chớp thời cơ xuất khẩu, gồm: Gia vị/nước chấm; Các loại mì/miến/ phở và sản phẩm từ gạo đã đóng gói thành phẩm; Đồ hộp/hải sản đông lạnh đã thành phẩm; Hoa quả sấy khô hoặc cấp đông; Cà phê, chocolate, hạt điều, tiêu, quế, hồi; Đồ khô như thịt bò khô, gà khô, cá bò tẩm gia vị, mực khô...và Quả tươi (dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long) và một số mặt hàng thực phẩm chế biến khác.
Mặc dù đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ nhưng giờ đây, AI mới trở thành một trong những chủ đề được nói đến nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Hãng nghiên cứu thị trường công nghệ thông tin Gartner dự báo đến năm 2020, AI sẽ trở thành một trong năm ưu tiêu hàng đầu của hơn 20% giám đốc công nghệ thông tin từ các công ty lớn trên toàn cầu.