TIN NỔI BẬT

  • Đâu là sức hút để doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam?

    Đánh giá về thị trường bán lẻ và nhượng quyền thương mại Việt Nam, ông Suttisak Wilaman, Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex, chỉ ra rằng Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và nhượng quyền thương mại, nhưng tạo được sức hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực.

    Mặt bằng bán lẻ: Giá thuê chót vót

    Trong khi phân khúc trung tâm thương mại, siêu thị tăng trưởng chậm lại thì cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini lại bùng nổ cả về số lượng lẫn số doanh nghiệp (DN) tham gia. Cuộc đua tranh trên thị trường bán lẻ đang tập trung vào phân khúc này.

    Chiến lược định giá trong ngành bán lẻ

    Theo Gerdeman, đối với các nhà bán lẻ đa kênh (vừa bán ở cửa hàng thực, vừa bán trên mạng), việc định giá bán như thế nào cho từng kênh là một vấn đề khá phức tạp. Mỗi công ty đều có chiến lược riêng. Một số công ty như Best Buy, Target, Staples và Sears sẵn sàng áp dụng giá bán trên mạng cho những khách hàng mua hàng từ các cửa hàng thực nếu họ có thắc mắc về sự chênh lệch giá giữa hai kênh này. Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ khác như Home Depot, Bloomingdale’s và Macy’s lại thường nói “Không”.

    Thị trường bán lẻ Việt và cuộc chiến không hồi kết

    Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam, kết quả khảo sát hiện trạng mở rộng lĩnh vực bán lẻ tại 30 quốc gia đang phát triển trên thế giới của Hãng tư vấn A.T. Kearney cho thấy, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Khảo sát cũng xếp Việt Nam vào vị trí thứ 6 trong bảng đánh giá về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu trong năm 2017.

    Phân khúc cửa hàng tiện lợi: Cuộc chiến không khoan nhượng

    Với tốc độ tăng trưởng gần 12%/năm, quy mô có thể lên tới gần 180 tỉ USD vào năm 2020, ngành bán lẻ Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết. Đặc biệt, mô hình cửa hàng tiện lợi cạnh tranh khốc liệt khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đua nhau mở chuỗi, đầu tư công nghệ, tăng cường dịch vụ để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

    Nikkei: Các nhà bán lẻ ngoại đang đổ xô giành thị phần tại Việt Nam

    Các nhà bán lẻ ngoại vẫn còn nhiều cơ hội bởi Việt Nam hiện có chỉ khoảng 1.000 siêu thị và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ này lần lượt tương đương 1/20 hoặc 1/30 so với ở Nhật Bản.

    Wayne′s Coffee của Thụy Điển đã có mặt tại Việt Nam

    Trên thế giới nhiều người chọn Wayne's Coffee vì muốn tận hưởng truyền thống Fika của Thụy Điển. Fika là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa uống cà phê siêu tốc của người Mỹ và sự tinh tế của người Nhật. Trong tiếng Thụy Điển, Fika hiểu nôm na là "uống cà phê".

    AEON tăng cường tìm nhà cung cấp Việt Nam

    Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản AEON đang tăng cường tìm kiếm các nhà cung cấp và sản xuất trong nước có khả năng cung cấp hàng hóa vào hệ thống bán lẻ của AEON tại Việt Nam và một số thị trường các nước có hệ thống kinh doanh của AEON.

    Khan hiếm nhân lực ngành bán lẻ

    Ngành bán lẻ đang “khan hiếm” rất nhiều nhân sự đã qua đào tạo, có chuyên môn, đặc biệt ngay cả nhân lực lao động việc làm sơ cấp cũng không dễ tuyển dụng...

    Siêu thị đang dần mất nét riêng hấp dẫn

    Đến nay, những lợi thế này đã biến mất khỏi siêu thị khi thay đổi nhà đầu tư. Hiện nay, siêu thị Marximark đã đổi chủ, trở thành siêu thị Vincom, về quy mô diện tích, số lượng và sự đa dạng hàng hóa vẫn tương đương, song không thể tìm thấy tại đây những sản phẩm độc đáo riêng có. Siêu thị Big C trở thành siêu thị của người Thái, không còn khu vực thực phẩm nhập khẩu của Pháp, nhưng cũng không có dấu ấn hàng Thái Lan “xịn” như người tiêu dùng Việt kỳ vọng.

    Bán lẻ Việt xuất hiện tình trạng "cá lớn nuốt cá bé"

    Số liệu từ Bộ Công Thương và các công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều đại gia tên tuổi thế giới.

    Xu hướng bán lẻ và kênh bán hàng hiện đại 2018

    Các cửa hàng dạng chuỗi và kênh bán hàng hiện đại đang gia tăng 1 cách đều đặn ở Việt Nam. Chúng tôi thấy rằng các cửa hàng truyền thống đang được thay thế dần bởi các cửa hàng tiện lợi, các chuỗi nhà thuốc và các cửa hàng với nhiều sản phẩm đa dạng.

    Bất động sản bán lẻ: Thành công chỉ đến với nhà đầu tư hiểu thị trường

    Việt Nam đang và sẽ chứng kiến nhiều mô hình bán lẻ mới, với nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang muốn tham gia thị trường Việt Nam, ông Troy Griffiths, Phó Giám Đốc Điều hành Savills Việt Nam, cho là “rất đáng tiếc” nếu không chú ý đến những tiềm năng từ thị trường, sự năng động từ kết cấu dân số trẻ, đặc biệt là thói quen sử dụng điện thoại thông minh.

    Cửa hàng tiện lợi ở VN tăng gấp bốn lần trong 6 năm

    Được xem là cuộc chiến đầy khốc liệt và đường dài, nhưng số lượng chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng thêm, tăng gấp bốn lần trong 6 năm qua.

    Lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu ẩm thực Lion City ra nước ngoài

    Lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Đa Niềm Tin (Công ty Multi Trust), doanh nghiệp quản lý thương hiệu ẩm thực Lion City tại Việt Nam, cho biết lần đầu tiên công ty sẽ nhượng quyền thương hiệu Lion City ra nước ngoài, sau 12 năm kinh doanh ở thị trường trong nước.

Ông chủ Alibaba: "Nhỏ mới đẹp"