Theo nhận định của các công ty chứng khoán, cùng với ngành thực phẩm và đồ uống, công nghệ,…lĩnh vực bán lẻ sẽ tiếp tục tỏa sáng trong bối cảnh tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự lạc quan của người tiêu dùng.
Sự phát triển của hình thức nhượng quyền đang mở ra cơ hội kinh doanh cho không ít chuỗi cửa hàng cà phê và các chủ đầu tư. Lâu nay để nhượng quyền một thương hiệu cà phê, người kinh doanh phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn, có khi lên tới hàng chục tỉ đồng. Song gần đây, một số hãng cà phê tung ra chương trình nhượng quyền với phí 0 đồng.
Việt Nam sẽ đón làn sóng doanh nghiệp Singapore tìm cơ hội nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực, từ ẩm thực và đồ uống (F&B) đến dịch vụ nghỉ dưỡng.
Tập đoàn Jollibee Foods Corp (JFC) của Philippines và đối tác tại Việt Nam là Công ty cổ phần Quốc tế Việt Thái (sở hữu Highlands Coffee và Phở 24) đã quyết định thực hiện thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của mình, đó là chi 350 triệu USD thâu tóm toàn bộ chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf. Trong đó, Jollibee sở hữu 80% vốn điều lệ và Công ty Việt Thái sở hữu 20% vốn còn lại của chủ sở hữu chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf.
Các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bán lẻ giai đoạn 2018 - 2019 tiếp tục thực hiện mục tiêu tiếp cận và mở rộng thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư nội ngày càng tỏ rõ vị thế.
Việc tập trung vào thực phẩm tươi sống cũng đang giúp các cửa hàng tiện lợi thu hút thêm khách hàng từ các hàng ăn truyền thống và tăng doanh số. Theo Nikkei Asian Review, động thái này đang được đền đáp xứng đáng tại một số thị trường có sức cạnh tranh lớn nhất. Ngoài ra, việc phát triển thực phẩm cũng giúp các cửa hàng tiện lợi giảm mối nguy cạnh tranh từ sự nổi lên của thương mại điện tử.
VIRAC thống kê được các chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam trong năm 2018 đều tăng trưởng doanh thu. Mặc dù vậy, có đến 5/10 công ty sở hữu các chuỗi đang trong tình trạng thua lỗ. Trong khi các chuỗi Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks Việt Nam, Phúc Long có lãi, dù không nhiều (Highlands Coffee lãi 99 tỉ đồng sau thuế, The Coffee House lãi ròng gần 2 tỉ đồng, Starbucks 27 tỉ đồng, Phúc Long 3,6 tỉ đồng…) thì The Coffee Bean & Tea Leaf lỗ đến 29 tỉ đồng. Trung Nguyên lỗ gần 24 tỉ đồng, một phần do chi phí vận hành chuỗi tăng.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm 76,3% tổng mức và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Nikkei Asian Review, The Coffee House là một trong những chuỗi cà phê có tốc độ tăng trưởng cửa hàng và doanh thu cao nhất hiện nay tại Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2018, vị trí số một về doanh thu trong kinh doanh cà phê không nằm trong tay chuỗi này.
Thị trường bán lẻ Việt Nam dự kiến có quy mô 180 tỷ USD vào năm 2020 tiếp tục diễn ra cuộc đào thải mạnh mẽ và có sự trỗi dậy của một số mô hình bán lẻ mới.
Hệ thống siêu thị Auchan (Pháp) bắt đầu vào Việt Nam từ năm 2015. Hiện hệ thống này có 18 siêu thị tại Hà Nội, TP HCM và Tây Ninh, trong đó 13 siêu thị tại TPHCM, 4 siêu thị đặt tại Hà Nội và 1 ở Tây Ninh.
Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) công bố doanh thu năm 2018 đạt hơn 30.000 tỉ đồng, gấp hơn 30.000 lần so với thời điểm mới thành lập năm 1989.
Việc Shop&Go nhượng lại toàn bộ chuỗi cho Vingroup với giá 1 USD được đánh giá giống một tuyên bố phá sản hơn là nghĩa cử "cho, tặng".
"Thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác nhưng cạnh tranh rất khốc liệt chứ không đơn giản như hình dung của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định rút lui. Chúng tôi quyết định tặng lại Shop&Go để Vingroup tiếp tục đầu tư, phát triển", đại diện của Shop&Go cho biết.
Cụ thể, mục tiêu của Saigon Co.op trong năm nay là tăng tốc cạnh tranh thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển tất cả các mô hình kinh doanh, phấn đấu đạt 1.000 điểm bán trên cả nước; tập trung mở rộng hệ thống bán lẻ chủ lực gồm Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smiles, Cheers, trung tâm thương mại và phân khúc cao…