Nghiên cứu cụ thể hơn về triển vọng ngành bán lẻ 2022, báo cáo của CBRE chỉ ra xu hướng đầu tiên định hình thị trường bán lẻ là cửa hàng vật lý được duy trì, phát triển và đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, dù đại dịch có đẩy nhanh sự thâm nhập của thương mại điện tử.
Thị trường chuỗi cà phê Việt Nam dự tính sẽ bước đến điểm bão hòa trong 3-5 năm tới. Cuộc đua vào top dẫn đầu cũng sẽ quyết liệt hơn.
Hàng loạt những cái tên trong ngành cà phê từ mới lẫn cũ cũng đang chuyển mình. Chuỗi Katinat mới nổi đang án ngữ những vị trí đắc địa ở Sài Gòn, bên cạnh những tiệm Passio Coffee, Guta… cũng đang mở rộng và làm mới mình. Cà phê Ông Bầu của ông bầu Đức - Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, cũng tham gia cuộc chơi. Đại gia ngành sữa Vinamilk cũng nuôi mộng quay lại thị trường cà phê sau hai lần thất bại…
Đại gia cà phê Thái Lan muốn mở rộng hệ thống cửa hàng trên khắp Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bức tranh chung về sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế thì bán lẻ được xem là một trong những mảng màu tươi sáng nhất. Tổng cục Thống kê cho biết, dù không bằng mức tăng 12,7% của năm 2019, nhưng quy mô của thị trường này đã tăng thêm hơn 11 tỷ USD. Các chuyên gia dự báo, nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm qua thì chỉ trong 2 năm nữa thị trường bán lẻ Việt Nam có thể cán mốc 200 tỷ USD.
Những thương hiệu bán lẻ đình đám thế giới lần lượt biến mất khỏi Việt Nam, thay vào đó là sự xuất hiện thương hiệu của những người chủ mới. Cuộc sàng lọc vẫn đang tiếp diễn, thị trường bán lẻ Việt chưa bao giờ bớt sôi động.
Trong bối cảnh phong tỏa, nhà hàng và quán bar đóng cửa đồng thời lệnh giới nghiêm được ban hành, năm 2020 là năm lên ngôi của 3 ngành hàng gồm bán thức ăn nhanh, bán thức ăn mang đi và bán thức ăn cho người đi xe ô tô. Dự kiến, ngành này sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn trong 2021.
Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt hành vi người tiêu dùng khi khai thác sâu các kênh trực tuyến, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ diễn ra mạnh mẽ. Vietnam Report đánh giá siêu thị mini chính là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại nhờ có các vị trí thuận lợi, tối ưu chi phí và hạn chế đông người.
Theo Nikkei, VinShop ra đời giúp các tiệm tạp hoá tăng doanh thu, cạnh tranh với các hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện đại, còn chuyên trang về đầu tư DealStreetAsia nhận đinh đây là mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng tại một thị trường bán lẻ rất “màu mỡ” như Việt Nam.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam tăng trưởng nhờ vào nhu cầu ngày càng đa dạng đối với các sản phẩm làm đẹp.
Dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng theo quan sát, sự phục hồi của các chuỗi đồ uống, đặc biệt là quán cà phê diễn ra tương đối nhanh. Họ chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống dịch, trang bị dung dịch rửa tay, nhân viên đeo khẩu trang, giãn cách chỗ ngồi, cũng như vệ sinh thường xuyên. Mặt khác, việc chống dịch tốt của cả nước khiến tâm lý người dân cũng bớt hoang mang, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Báo cáo mới đây của Vietnam Report cho thấy, tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, khoảng 10%/năm, giá trị thị trường bán lẻ ước đạt khoảng 160 tỷ USD năm 2020.
Có thể thấy, các hãng đã không chọn phân khúc cao cấp để chuyển đổi. Bởi mô hình cửa hàng cà phê cao cấp thường tốn kém chi phí và đó là lý do vì sao nhiều thương hiệu nước ngoài như Burger King, Gloria Jeans & Tea Leaf và Caffe Bene thất bại ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra, theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: “Người tiêu dùng Việt Nam đang muốn mua thực phẩm và đồ uống càng thuận tiện càng tốt”.
Chủ tịch NutiFood Trần Thanh Hải, một trong 3 nhà sáng lập thương hiệu cà phê ông Bầu bên cạnh Bầu Đức và Bầu Thắng nhấn mạnh: “Cà phê Ông Bầu đặt mục tiêu đạt mốc 10.000 điểm bán bởi chỉ có một hệ thống đủ lớn, đủ rộng thì mới có thể mang cà phê thật, không độn đến với người tiêu dùng gần nhất, nhanh nhất”.
Mos Food Services, công ty mẹ của thương hiệu, đang tìm cách thành lập một liên doanh tại Việt Nam vào tháng 3 với mục tiêu thành lập 10 nhà hàng trong 3 năm.