Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt hành vi người tiêu dùng khi khai thác sâu các kênh trực tuyến, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ diễn ra mạnh mẽ. Vietnam Report đánh giá siêu thị mini chính là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại nhờ có các vị trí thuận lợi, tối ưu chi phí và hạn chế đông người.
Theo Nikkei, VinShop ra đời giúp các tiệm tạp hoá tăng doanh thu, cạnh tranh với các hệ thống cửa hàng tiện lợi hiện đại, còn chuyên trang về đầu tư DealStreetAsia nhận đinh đây là mô hình kinh doanh nhiều tiềm năng tại một thị trường bán lẻ rất “màu mỡ” như Việt Nam.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam tăng trưởng nhờ vào nhu cầu ngày càng đa dạng đối với các sản phẩm làm đẹp.
Dù chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng theo quan sát, sự phục hồi của các chuỗi đồ uống, đặc biệt là quán cà phê diễn ra tương đối nhanh. Họ chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống dịch, trang bị dung dịch rửa tay, nhân viên đeo khẩu trang, giãn cách chỗ ngồi, cũng như vệ sinh thường xuyên. Mặt khác, việc chống dịch tốt của cả nước khiến tâm lý người dân cũng bớt hoang mang, hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh.
Báo cáo mới đây của Vietnam Report cho thấy, tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao, khoảng 10%/năm, giá trị thị trường bán lẻ ước đạt khoảng 160 tỷ USD năm 2020.
Có thể thấy, các hãng đã không chọn phân khúc cao cấp để chuyển đổi. Bởi mô hình cửa hàng cà phê cao cấp thường tốn kém chi phí và đó là lý do vì sao nhiều thương hiệu nước ngoài như Burger King, Gloria Jeans & Tea Leaf và Caffe Bene thất bại ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra, theo chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang: “Người tiêu dùng Việt Nam đang muốn mua thực phẩm và đồ uống càng thuận tiện càng tốt”.
Chủ tịch NutiFood Trần Thanh Hải, một trong 3 nhà sáng lập thương hiệu cà phê ông Bầu bên cạnh Bầu Đức và Bầu Thắng nhấn mạnh: “Cà phê Ông Bầu đặt mục tiêu đạt mốc 10.000 điểm bán bởi chỉ có một hệ thống đủ lớn, đủ rộng thì mới có thể mang cà phê thật, không độn đến với người tiêu dùng gần nhất, nhanh nhất”.
Mos Food Services, công ty mẹ của thương hiệu, đang tìm cách thành lập một liên doanh tại Việt Nam vào tháng 3 với mục tiêu thành lập 10 nhà hàng trong 3 năm.
Theo nhận định của các công ty chứng khoán, cùng với ngành thực phẩm và đồ uống, công nghệ,…lĩnh vực bán lẻ sẽ tiếp tục tỏa sáng trong bối cảnh tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự lạc quan của người tiêu dùng.
Sự phát triển của hình thức nhượng quyền đang mở ra cơ hội kinh doanh cho không ít chuỗi cửa hàng cà phê và các chủ đầu tư. Lâu nay để nhượng quyền một thương hiệu cà phê, người kinh doanh phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn, có khi lên tới hàng chục tỉ đồng. Song gần đây, một số hãng cà phê tung ra chương trình nhượng quyền với phí 0 đồng.
Việt Nam sẽ đón làn sóng doanh nghiệp Singapore tìm cơ hội nhượng quyền trong nhiều lĩnh vực, từ ẩm thực và đồ uống (F&B) đến dịch vụ nghỉ dưỡng.
Tập đoàn Jollibee Foods Corp (JFC) của Philippines và đối tác tại Việt Nam là Công ty cổ phần Quốc tế Việt Thái (sở hữu Highlands Coffee và Phở 24) đã quyết định thực hiện thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của mình, đó là chi 350 triệu USD thâu tóm toàn bộ chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf. Trong đó, Jollibee sở hữu 80% vốn điều lệ và Công ty Việt Thái sở hữu 20% vốn còn lại của chủ sở hữu chuỗi Coffee Bean & Tea Leaf.
Các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bán lẻ giai đoạn 2018 - 2019 tiếp tục thực hiện mục tiêu tiếp cận và mở rộng thị trường. Đặc biệt, các nhà đầu tư nội ngày càng tỏ rõ vị thế.
Việc tập trung vào thực phẩm tươi sống cũng đang giúp các cửa hàng tiện lợi thu hút thêm khách hàng từ các hàng ăn truyền thống và tăng doanh số. Theo Nikkei Asian Review, động thái này đang được đền đáp xứng đáng tại một số thị trường có sức cạnh tranh lớn nhất. Ngoài ra, việc phát triển thực phẩm cũng giúp các cửa hàng tiện lợi giảm mối nguy cạnh tranh từ sự nổi lên của thương mại điện tử.
VIRAC thống kê được các chuỗi cà phê lớn tại Việt Nam trong năm 2018 đều tăng trưởng doanh thu. Mặc dù vậy, có đến 5/10 công ty sở hữu các chuỗi đang trong tình trạng thua lỗ. Trong khi các chuỗi Highlands Coffee, The Coffee House, Starbucks Việt Nam, Phúc Long có lãi, dù không nhiều (Highlands Coffee lãi 99 tỉ đồng sau thuế, The Coffee House lãi ròng gần 2 tỉ đồng, Starbucks 27 tỉ đồng, Phúc Long 3,6 tỉ đồng…) thì The Coffee Bean & Tea Leaf lỗ đến 29 tỉ đồng. Trung Nguyên lỗ gần 24 tỉ đồng, một phần do chi phí vận hành chuỗi tăng.